Nhận định Chứng Khoán Mỹ 2020-2021: XUỐNG CHÓ – LÊN VOI – XUỐNG CHÓ?

Mục lục

Xin chào,

Tôi là Dragon991 đây. Cũng đã một thời gian dài tôi không lên một bài nhận định nào (từ tháng 11/2019). Hai bài nhận định dài hạn gần đây nhất của tôi là về Vàng, kết quả như nào nếu bạn theo dõi tôi thì cũng đã nắm được rồi, bạn có thể xem lại tại đây nhé:

Nhận định giá Vàng tại thời điểm tháng 8/2019: Cơ hội cho Những Kẻ Lỡ Tàu

Nhận định giá Vàng dài hạn 2019-2020: Cú dậm đà của người khổng lồ

THEO DÕI TRỰC TIẾP DIỄN BIẾN BIGSHORT TRÊN DRAGON991 FUND!

Bài phân tích tiếp theo tôi xin được nói về thị trường chứng khoán Mỹ, cụ thể sẽ phân tích dựa trên chỉ số index mang tính đại diện nhất của US Stock Market, chính là S&P500 – chỉ số được derived từ 500 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất được listed trên NYSE hoặc NASDAQ.

I/ ĐÔI LỜI VỀ BỐI CẢNH:

Imagine this craziness!

Bên trên là chart của S&P500 từ 2017 tới nay. Tôi sẽ tóm tắt 1 chút bằng cách chia diễn biến trên thành 3 phase để thấy được sự điên rồ này nhé:

  • Phase 1: S&P500 mất 1198 ngày từ 07/11/2016 đến 18/02/2020 để tăng 55%, lên tiệm cận mốc 3400 điểm
  • Phase 2: NHƯNG, chỉ mất vỏn vẹn 34 ngày để thị trường quét sạch thành quả của 3 năm ròng ấy (-35.3% về lại vùng 2200 điểm)
  • Phase 3: CHƯA HẾT, HOLY SHIT! Sau đó chỉ 147 ngày, thị trường phục hồi hoàn toàn, thậm chí hiện tại còn +3.32% so với đỉnh mọi thời đại vào tháng 2/2020

Ở Phase 1, giai đoạn từ cuối 2016 tới trước khi Corona Crash xảy ra vào tháng 2, thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng cũng như chứng khoán thế giới nói chung đã có một đà tăng trưởng rất ấn tượng, S&P500 đã tăng trung bình 17.2%/năm, có thể nói là outperform hầu hết các kênh đầu tư truyền thống và phần lớn các quỹ chủ động trên thế giới. Trong Phase 1, giai đoạn từ 2018-2019 là khoảng thời gian mà bất cứ ai sống và làm việc trong thị trường tài chính đều đánh hơi thấy mùi “khủng hoảng” bởi các dấu hiệu hiện hữu lúc bấy giờ như:
(1) chu kỳ 10 năm khủng hoảng (2008-2018);
(2) chiến tranh thương mại Mỹ – Trung;
(3) làn sóng vỡ nợ tại một số quốc gia – điển hình là Venezuela;
(4) bất ổn chính trị nhen nhóm snowball to dần ở nhiều vùng chính trị như Mỹ – Iran, Mỹ – Triều Tiên ( – Hàn Quốc), Mỹ – Iran, Mỹ – Trung Quốc;
(5) FED dấm dúi tăng fund rate liên tục từ 2017 đến tận cuối 2019;
(6) Vàng được các nước gom liên tục, mặt khác trên khía cạnh PTKT hình thành 1 Tam Giác Tăng khổng lồ.
Chừng đó lí do đủ để một nhà đầu tư không cần có kiến thức quá sâu về finance có thể trông chờ một cuộc khủng hoảng “định kỳ” mỗi thập kỷ xảy đến.

Và thật, ngày 18/02/2020, Phase 2 mở đầu bằng 1 cú market crash cực mạnh đưa nỗ lực 3 năm 2 tháng tăng trưởng trở về la mã chỉ trong 34 ngày. Cuộc suy thoái đã chính thức nổ ra, với Đại Dịch Corona Virus là ngòi nổ cực mạnh. Tưởng chừng thị trường sẽ còn đắm chìm trong sắc đỏ với những lower lows liên tiếp xuất hiện trong ít nhất 2 năm sau đó thì lần này mọi thứ đã xảy ra theo một hướng mà không ai ngờ tới.

Từ vùng đáy 2200 điểm, S&P500 đã phục hồi mạnh mẽ với những gói hỗ trợ hàng nghìn tỷ USD đến từ FED. Càng về sau thì làn sóng đó lại có thêm sức mạnh từ các nhà đầu tư F0 (Robinhood) đầy hoài bão và niềm tin vào chính phủ. Kết quả là chỉ sau 147 ngày SPX một lần nữa chạm vào All-time High và thậm chí đã vượt qua nó vài % ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, điều tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng này chưa thực sự xảy đến.

II/ BÊN BỜ VỰC THẲM?

Với tôi, sự phục hồi đáng kinh ngạc của thị trường chứng khoán Mỹ trong 5 tháng vừa qua là rất gượng ép và sẽ dẫn đến một đợt bán tháo lớn (bubble pop!) trong thời gian sắp tới. Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu để củng cố cho quan điểm của mình.

1/ Vị thế hiện tại của thị trường còn tệ hơn thời điểm tháng 2/2020

Tại thời điểm Tháng 2, Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là yếu tố lớn nhất có thể tác động và gây ra cuộc khủng hoảng kéo dài. Còn bây giờ, tàn dư của Covid-19 để lại còn kinh khủng hơn và hiện thực hơn. Chuỗi cung ứng toàn cầu gần như đóng băng, du lịch tuột về mo, giao thương cũng như tiêu dùng giảm mạnh so với trước dịch.

Hãy nhớ rằng những mối nguy mà thế giới phải đối mặt (khi chưa có dịch) vẫn ở đấy và chưa được giải quyết, khi Covid-19 tạm lắng xuống là lúc chúng một lần nữa trỗi dậy và chiếm spotlight. Với một sức khoẻ thậm chí còn yếu hơn thời điểm tháng 2, tôi không nghĩ kết cục sẽ tốt đẹp hơn cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng.

2/ Các bài học về khủng hoảng trong quá khứ: Bong bóng thì sẽ phải vỡ!

Sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ đến chủ yếu từ sự tăng trưởng của các cổ phiếu công nghệ – tech stocks, đặc biệt có thể kể đến đà tăng bất chấp của các cổ phiếu thuộc nhóm FAANG (FB – AMZN – AAPL – NFLX – GOOG) và TESLA.

Không thể phủ nhận sự thật rằng Covid-19 cùng với các chỉ thị lockdown trên diện rộng đã làm tăng lên đáng kể nhu cầu “at-home activities” như mua sắm online (AMZN), xem phim giết thời gian tại nhà (NFLX), sử dụng các dịch vụ tiện ích trên di động (FB, AAPL, GOOG),… nhưng động thái bơm thổi giá và niềm tin thái quá đến mức vô lý của các nhà đầu tư F0 lại đang là dấu hiệu đặc trưng nhất của một bong bóng tài chính.

Nghía qua chart của 2 đầu kéo mạnh nhất đợt rồi là TSLA và AAPL nhé!

Apple weekly chart

Tesla weekly chart

Hôm nọ tôi có vào một group về Chứng khoán Mỹ cho người Việt trên Facebook để phản biện về những niềm tin mang tính chất “epic” của các nhà đầu tư F0 – những nhà đầu tư vừa gia nhập thị trường từ đầu năm 2020 và may mắn kiếm được rất nhiều tiền ngay từ đáy của bong bóng. Họ có những niềm tin mà theo tôi là khá hài hước, ví dụ như “TSLA cuối năm 5000 USD/share, AAPL 2000 USD/share, TQQQ hold từ bây giờ để 10 năm nữa x90 lần =)))) (xin lỗi phải dùng icon vì hài quá)”. Dẫn chứng tôi dùng là Bitcoin, và họ chỉ tập trung phản biện về yếu tố fundamental đằng sau của Bitcoin khác với NASDAQ, tin rằng Tư bản sẽ luôn đứng phía sau và dẫn mọi thứ đi đúng hướng. Nói thêm, việc nhà đầu tư non trẻ lạc quan thái quá vào thị trường cũng là một contratarian indicator cho thấy market sắp đi bán muối.

Thế nên trong bài viết này tôi sẽ dẫn chứng một trường hợp cụ thể và tương tự đã xảy ra trong bong bóng Dot-com xảy ra cách đây 2 thập kỷ – đó chính là cổ phiếu CISCO SYSTEM INC.

Bạn thấy điều gì sẽ xảy ra với bong bóng rồi đấy.

3/ FED hạ lãi suất để chứng khoán lên? Let’s do some statistical tests!

table1fedfunds

Correlation giữa FED Fund Rate và chỉ số S&P500 từ 1954 – 2017. Nguồn click vào hình.

Dành cho bạn nào chưa biết thì Correlation nghĩa là Tương quan – nôm na giống như khái niệm Tỉ lệ thuận và Tỉ lệ nghịch mà chúng ta học hồi phổ thông. Nếu giá trị correlation = 1 nghĩa là Fed rate và SP500 hoàn toàn tỉ lệ thuận với nhau, còn nếu giá trị đó = -1 (trong bảng thì các giá trị có dấu ngoặc sẽ mang dấu trừ) thì 2 variables đó hoàn toàn tỉ lệ nghịch. Nói cho dễ hiểu thì: Càng gần số 1 thì càng di chuyển giống nhau, càng gần -1 thì càng đi ngược nhau.

Bảng thống kê trên dễ dàng cho thấy dường như không phải lúc nào FED hạ lãi suất thì Chứng cũng sẽ lên cả. Tại hội nghị Jackson Hole ngày 27/08/2020 vừa rồi, FED có nhắc tới việc sẽ tiếp tục duy trì lãi suất 0% trong thời gian sắp tới, ngay lúc đó quả thực thị trường đã phản ứng mạnh mẽ, tăng vài trăm điểm ngay. Nhưng nếu xét trung hạn và dài hạn, tôi không nghĩ chỉ riêng việc hạ lãi suất và QE vô tội vạ có thể giúp S&P500 tránh khỏi cú sụp đổ sắp tới.

4/ Chỉ báo ưa thích của tôi – Warren Buffet

Thay đổi trong danh mục của Buffet. Nguồn Dataroma.

Chỉ tính riêng trong Quý 2/2020, portfolio của Berkshire Hathaway đã cashout khỏi stock tới 6.95% giá trị toàn danh mục, trong khi chỉ mua vào 0.65% mà thôi.

Quan sát kỹ hơn, có thể nhận thấy Buffet mua vào LSXMK (truyền thông), STOR (REITS), SU (năng lượng), KR (thực phẩm) và nổi bật nhất, với một antifan của GOLD như Buffet, lần này ông mua lại một công ty khai thác vàng là Barrick Gold Corp (chiếm tỉ trọng lớn nhất trong những gì ông mua vào Q2).

Nhìn xuống phía dưới là những gì Buffet đã bán ra, dễ thấy được Berkshire đã bán đứt TẤT CẢ các hãng hàng không có trong danh mục như Delta, Southwest và American Airlines. Bên cạnh đó, đợt cashout này của Buffet  còn bán đi đáng kể shares của các công ty tài chính lớn như Goldman Sachs, JPMorgan, M&T Bank, Bank of New York, Visa, Mastercard,…

Đáng nói, lần gần đây nhất portfolio của Berkshire Hathaway bán đi nhiều % như vậy trong quỹ của mình là giai đoạn khủng hoảng 2008-2009: Q4 năm 2008 bán ra 6.92% danh mục và Q4 năm 2009 bán ra 5.87% danh mục.

Lần gần nhất Berkshire bán ra nhiều như thế là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo nhận định cá nhân của tôi:

  • Buffet đang mua vào các công ty ông cho là có triển vọng dài hạn, và đặc biệt trong số đó có Barrick Gold – triển vọng ngắn hạn cho tới dài hạn đều cực kì tốt khi Vàng đang phi mã

  • Buffet bán ra các công ty về Tài Chính và Hàng Không. Bạn có thắc mắc tại sao không? 

Zoom kỹ hơn một chút vào các hãng hàng không Buffet đã bán ra, có thể thấy ngành này hoàn toàn chưa phục hồi, nếu xét trên khía cạnh Phân Tích Kỹ Thuật thì những mã này mới chỉ đang trong sóng Correction trong 1 trend giảm. Việc Buffet bán ra, trong giới trading còn hay gọi là “canh hồi rồi thoát“, chứng tỏ quan điểm của Berkshire về ngành hàng không trong tương lai không mấy sáng sủa, mặc cho Covid đã có dấu hiệu chậm lại.

Các cổ phiếu Airlines thời gian này correlate khá cao, nên lấy Delta minh họa nhé!

Vậy tại sao bán các cổ phiếu Tài Chính? Đơn giản, trong khủng hoảng kinh tế tài chính thì đám đó đi bụi sâu nhất. Trong khủng hoảng 2008, Goldman Sachs toang 80% giá trị, JP Morgan Chase rớt trên 70%, trong khi cổ phiếu các ngành khác chỉ mất trung bình 40-60%.

Tóm lại, động thái của Buffet cho thấy ông cũng không lạc quan trước bối cảnh hiện tại.

5/ Mối liên hệ giữa S&P500 và tranh cử Tổng thống Mỹ

Cứ mỗi lần tranh cử là lại có biến lớn. Nguồn tradingview (click).

Lịch sử đã chứng minh, việc tranh cử tổng thống và đặc biệt khi vị trí này có sự soán ngôi, đều có tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán.

Nhìn qua biểu đồ trên, có thể tóm tắt như sau:

  • 199s: Clinton sang Bush => Dot-com crash, quét luôn thành quả 4 năm tăng trưởng (-50%)
  • 2008: Bush sang Obama => Financial Crisis crash, quét sạch 8 năm tăng trưởng (-55%)
  • Obama nắm giữ 2 nhiệm kì liên tiếp: không crash, tuy nhiên lúc tranh cử cũng có dump -25%
  • 2016: Obama sang Trump => không crash nhưng cũng dump 15%
  • Hiện tại: Trump đang tranh cử với Biden, có khi nào Corona Dip được phục hồi hoàn toàn để chuẩn bị cho cú crash như một tục lệ này hông?

Cùng nhìn qua diễn biến cuộc bầu cử một chút: Biden đang áp đảo Trump. Rất có thể sẽ có một cuộc soán ngôi.

Thành thực mà nói, Donald Trump có không nhiều cơ hội để chiến thắng được Joe Biden. Số liệu ngày 31/08/2020.

Đạt được 270 phiếu để win, hiện tại Biden có 203 phiếu Solid (chắc kèo) so với 80 của Trump. Số phiếu còn lại phần lớn đang leaning on (nghiêng về) Biden với 95 phiếu, trong khi Trump chỉ có 39.

Number never lies!

Thế, khả năng là đổi vua, mà đổi vua thì crash trong tầm tay.

6/ PTKT: Overbought trên mọi timeframe và indicator

Đà bơm khủng khiếp vào thị trường chứng khoán Mỹ tạo ra tình trạng overbought ở hầu hết mọi indicator. Điển hình có thể kể đến các chỉ báo thông dụng nhất như:

  • RSI: H1 lên đến 89, H4 lên đến 84, D1 lên đến 80, W1 tiệm cận 70
  • Phân kì volume và phân kì MACD xuất hiện rõ trên khung H4 và D1
  • Khung Weekly xuất hiện mô hình Megaphone
BAAMMM!

III/ TÓM LẠI

Tóm lại, tôi kỳ vọng một cú crash mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian sắp tới (từ thời điểm viết bài là tháng 8 cho tới tháng 12/2020) bởi các căn cứ về:
(1) bối cảnh fundamental của nền kinh tế;
(2) bài học từ lịch sử;
(3) tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư mới;
(4) Idol của tôi – Warren Buffet (tượng trưng cho Big Boy và Smart Money);
(5) Phân tích kỹ thuật.

Thực tế, tôi đã act-on nhận định này của mình bằng cách short 1 vị thế tương đối lớn chỉ số chứng khoán Dow Jones 30 (SP500 sập thì DJ30 cũng bay màu) trên Dragon991 Fund. Vị thế này hiện tại đang lỗ do entry không quá đẹp và cẩn trọng, tuy nhiên nó vẫn nằm trong tầm rủi ro mà tôi chấp nhận đánh đổi cho cú BIG SHORT đầu tiên trong cuộc đời.

Entry cho cú short tôi kì vọng nằm trong khoảng 3400 điểm tới 3600 điểm (S&P500, mã SPX). Take profit mơ ước nhất tại vùng 2000 điểm và khả năng phải revise lại plan nếu S&P500 đóng nến và ổn định trên mốc 3700 điểm.

 

Lưu ý: Nhận định cá nhân của Dragon991, tham khảo và “Trade at your own risk tolerence” nhé!

Thân,

Dragon991

THEO DÕI TRỰC TIẾP DIỄN BIẾN BIGSHORT TRÊN DRAGON991 FUND!