FX tập 4: 2 trường phái Trader chính trong thị trường Forex – Cơ Bản và Kỹ Thuật

Mục lục

Xin chào,

Tôi là Dragon991 đây. Ở 3 tập trước của series FX từ A-Z, tôi đã chia sẻ về những gì tổng quát nhất của thị trường: từ khái niệm về thị trường FX, khái niệm về sàn giao dịch, và cách nạp – rút từ tiền Việt sang USD để trade và ngược lại. Các bạn có thể xem lại tại đây nhé:

FX Tập 1: Forex là gì – Làm thế nào để đầu tư Forex?

FX Tập 2: Broker FX là gì? Cách chọn broker uy tín và một số broker đáng tin cậy

FX tập 3: Cách mở tài khoản giao dịch Forex – Cách nạp và rút tiền

Trong tập 4 này, chúng ta sẽ bắt tay vào việc nhé! Việc bạn cần làm sau khi đọc bài viết này đó là trả lời được câu hỏi sau cho bản thân:

“Theo Phân Tích Cơ Bản hay theo Phân Tích Kỹ Thuật?”

Vậy 2 khái niệm đó là gì?

I/ Phân Tích Cơ Bản (PTCB):

Nếu đã đọc qua các bài blog trước của tôi hẳn bạn cũng biết tôi không thường xuyên viết theo phong cách hàn lâm, và ở bài viết này cũng không ngoại lệ đâu nhé!

Là một trader theo trường phái Fundamental Analysis (PTCB), bạn sẽ đưa ra quyết định vào lệnh dựa vào các yếu tố như:

  • Tin tức về cổ phiếu/cặp tỉ giá/đồng coin đó
  • Báo cáo tài chính
  • Bối cảnh thị trường, bối cảnh kinh tế thế giới
  • Diễn biến chính trị
  • Tin đồn các kiểu

 Bạn sẽ rất ít, hoặc thậm chí KHÔNG nhìn vào đồ thị giá để ra quyết định Mua – Bán.

Với trường phái này, thời gian theo 1 phi vụ tương đối dài (tính bằng tuần – tháng – năm), lệnh thường lớn, và điểm dừng lỗ cũng như chốt lãi sẽ rất xa so với entry. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ rất ít khi phải theo dõi lệnh và phần lớn thời gian là chờ đợi diễn biến thị trường.
Ngoài ra, có những người chuyên đánh PTCB nhưng ngắn hạn, áp dụng đối với các sản phẩm đầu tư biên độ lớn và có đội làm giá, bơm thổi.

PTCB sẽ thích hợp nhất khi bạn đầu tư vào các tài sản dạng như:

  • Mang tính chất trào lưu (ví dụ: ICO, IEO, trend coin DEFI,…)
  • Penny stock, cổ phiếu bơm thổi
  • Shitcoin, altcoin small-cap hoặc mid-cap
  • Vàng, BĐS, Chứng Khoán (PTCB dựa vào vĩ mô, chính trị)

Ưu điểm của PTCB:

  • Nó có vẻ “thực tế” hơn PTKT
  • Bạn nào có tư duy chính trị, vĩ mô tốt sẽ rất thích hợp
  • Nếu PTCB và vào kèo dài thì sẽ rất nhàn
  • Không phải động đến đống kiến thức của trường phái PTKT

Nhược điểm của PTCB:

  • Thông tin bạn đọc được liệu có thật hay không? Hay chỉ là công cụ để cá mập lùa đám đông?
  • Nếu đánh PTCB ngắn hạn, bạn sẽ phải theo dõi các trang tin tức rất sát sao để kịp thời phản ứng với những tin tức gây biến động (vất vả lắm đấy)
  • Khả năng tư duy và phân tích news không dễ để thành thạo
  • 1 kèo PTCB dài hạn nếu sai: chiếm dụng vốn cực lâu, lỗ to, buồn lắm.

Nhồi news mỗi ngày cũng khá chán và mệt mỏi đấy nhé!

II/ Phân Tích Kỹ Thuật (PTKT):

Ở trường phái Technical Analysis (PTKT), chúng ta ít quan tâm, thậm chí không cần quan tâm đến các tin tức, giá trị thực của dự án. Thứ chúng ta quan tâm hơn hết là “Hành vi giá” của tài sản đó. Việc của chúng ta là quan sát đồ thị và các thông số, sau đó đưa ra quyết định.

Ở trường phái PTKT, hành vi giá, chỉ báo, mô hình giá và các chỉ số là những gì bạn cần quan tâm.

PTKT là làm cái việc giống tôi đang làm mỗi ngày nè!

Trader theo trường phái PTKT thường sẽ chủ động hơn và thường xuyên hơn trong việc ra vào lệnh, đặc biệt là các Scalpers trade ở các khung thời gian ngắn như M5 – M15 – H1(*), những người này còn có thể gọi là Day Trader. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ai là tín đồ của PTKT cũng đều bận rộn, trader đó hoàn toàn có thể chủ động để trade ở các khung thời gian lớn hơn như H1 – H4 – D1 thậm chí W1 hay MTH1 nếu cơ hội xuất hiện ở đấy và họ không có quá nhiều thời gian cho việc trade.

PTKT sẽ thích hợp nhất khi bạn đầu tư vào các tài sản dạng như:

  • Những tài sản có thâm niên lâu (như Vàng, EURUSD, DJ30, NASDAQ,…)
  • Những tài sản dao động ổn định, xu hướng rõ rệt
  • Những tài sản khó bị đội lái chi phối
  • Thậm chí BĐS cũng có thể dùng PTKT, nếu áp dụng Sóng Elliot như một căn cứ về tâm lý đầu tư (nhưng master lắm mới tư duy kiểu này được)

Ưu điểm của PTKT:

  • Chỉ cần tập trung và biểu đồ giá, không cần lan man tìm kiếm news, announcements
  • Dễ master hơn PTCB (đối với tôi)
  • Nhịp độ nhanh hơn => vòng xoay tiền nhanh hơn
  • Rủi ro trên 1 phi vụ được giảm đáng kể so với 1 kèo dài hạn của PTCB

Nhược điểm:

  • Không lường trước được ảnh hưởng của các sự kiện “Thiên Nga Đen”
  • Bị người đời coi là “thiếu thực tế, cờ bạc”
  • Yêu cầu kiến thức về định lượng, xác suất, quản lí cảm xúc cực mạnh

III/ DRAGON991 THEO TRƯỜNG PHÁI NÀO?

Xin thưa, tôi bê-đê!

Khoan đã, ý tôi là tôi sử dụng cả 2 trường phái phân tích để trade ấy ahihi. Cụ thể như nào?

Thứ nhất, tôi dùng PTCB để xác định xu hướng/trend tiềm năng của sản phẩm tài chính đó. Chiếm cả thảy khoảng 25% yếu tố ra quyết định.

Thứ hai, tôi dùng PTKT để xác định điểm vào lệnh – điểm dừng lỗ – điểm chốt lãi theo mô hình/Fibonacci/cản.

Thứ ba, đối với những scalping trades trong ngày, tôi thậm chí dùng 100% PTKT để lướt trên những ngọn nến ấy, việc này thực sự rất nhẹ nhàng bởi vì tất cả những gì tôi cần tập trung thực hiện đó là Xem Chart và Quản Lí Vốn.

Với cách làm ấy tôi đã tồn tại gần 5 năm trên thị trường biến động bậc nhất hành tinh là Cryptocurrency và thị trường to nhất là Forex. Bạn có thể xem thêm thông số về tôi tại MQL5 – platform trading phổ biến nhất trên toàn thế giới:

DRAGON991 FXPRO (cũ): https://www.mql5.com/en/signals/758891#!tab=stats

DRAGON991 PREFUND (cũ): https://www.mql5.com/en/signals/762507#!tab=stats

DRAGON991 FUND (hiện tại): https://www.mql5.com/en/signals/779757#!tab=stats

 

KẾT:

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ định hình được cho mình trường phái và mindset nhất quán, để chúng ta có thể tiến tới bước tiếp theo trong việc trở thành 1 trader thực thụ!

Thân,

Dragon991